Chào mừng bạn ghé thăm Blog của tôi!

Chào mừng bạn ghé thăm! Các nội dung của Blog sẽ hiển thị tốt trên trình duyệt Google Chrome. Chúc bạn có nhiều niềm vui!

Kỹ năng sống

(Nguồn: Tuổi trẻ Online)



Kỳ 196-Thương lắm thầy cô ơi!


5 thói quen giúp thành công (MTO 8 - 18/8/2010

     Bạn có là người luôn thành công trong mọi việc? Và nếu như có lúc gặp sự cố, bạn thử tham khảo những điều sau đây xem.

1. Có trách nhiệm với bản thân:
    Chính bạn là chứ không ai khác là người quyết định cuộc đời bạn. Bạn là người nhận lấy kết quả cũng như hậu quả của mỗi hành động, việc làm của mình, nó như một bản cam kết vô hình mà bạn đã ký từ lúc mới sinh ra. Thế nên, hãy luôn thận trọng, suy xét, đong đếm để đưa ra những quyết định chính xác. Và một khi đã chọn, hãy tự tin đi đến cùng lựa chọn đó.

2. Việc hôm nay chớ để ngày mai:
    Nếu mình không làm hôm nay thì còn có ngày mai, ngày kia, ngày tới. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành người luôn trì hoãn, nhiều dự định bị xếp lại rồi bỏ xó lúc nào không hay. Hãy dẹp bỏ ngay suy nghĩ: “Để mai tính” mà thay bằng “Dứt điểm ngay hôm nay” bạn sẽ thấy mình làm được nhiều việc hơn, nhanh hơn và tiến xa hơn.

3. Luôn xem mình là người chiến thắng:
    Dù đó là vì lợi ích của bạn, bè bạnhaythầy cô,bạn vẫn là người chiến thắng khi đã làm việc và cống hiến hết mình cho tập thể. Hãy luôn giữ và tìm kiếm cảm giác tự hào và hài lòng về bản thân mình với những điều đang làm, sẽ đạt được.

4. Cố gắng hiểu mọi người trước:
    Ông cha xưa có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” để nói về việc khi làm phạm sai lầm nên trách mình trước rồi mới trách mọi người. Để có một mối quan hệ tốt, lâu bền thì ngược lại một chút là hiểu người trước rồi mới để người hiểu mình. Hãy đặt mình vào góc nhìn của người đó và suy xét vấn đề, bạn sẽ nhận ra nhiều điều mình bỏ lỡ.
5. Không ngừng thử thách chính mình:
    Không có đám mây nào bay cao nhất, luôn có một đám mây khác cao hơn. Cũng như bạn có thể đạt được điểm 10, nhưng bạn vẫn có thể đạt được nhiều điểm 10 hơn nữa. Khả năng của con người là không giới hạn, phải không ngừng thử thách, đặt ra những mức xà và rèn luyện, nỗ lực vượt qua nó.
BẢO NGỌC



Bí quyết để thuyết trình hiệu quả

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

a. Nội dung: Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài của bạn, và phát triển thành các ý tưởng.

b. Cách tổ chức bài diễn thuyết: Sắp xếp các ý tưởng của bạn vào các phần mở bài, thân bài, kết luận một cách logic.

c. Thẻ ghi chú: Làm các tấm cards ghi chú những ý chính sẽ nói trong bài diễn văn. Nhớ là chỉ ghi những ý chính một cách ngắn gọn thôi nhé. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng các ý chính mà không cần phải đọc nhiều.
d. Thực hành: Muốn thuyết trình thành công và hiệu quả còn đòi hỏi bạn cần phải thực tập nhiều lần trước ngày thuyết trình.

GIAI ĐOẠN TRÌNH BÀY

a. Phong thái tự nhiên: Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt.
- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình.
- Sự rõ ràng: phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả của bạn.
b. Ngôn ngữ cử chỉ̉:
- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.
- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả.
c. Phương tiện trợ giúp (visual aid): Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị… Các phương tiện nhìn nên:
- Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ.
- Được đặt tại vị trí dễ nhìn.
- Đơn giản và dễ hiểu.


Chúc các bạn thành công!


Biên dịch: Hoài Thương - Ngọc Quỳnh
Nguồn: vn8x


15 lời khuyên học tiếng Anh

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. 

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh. 

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. 


5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.


6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh 


7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. 


8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.


9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). 


10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất. 

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu. 

14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.

(Theo TVE).



Chút suy tư trong ngày

Một bác thợ mộc đến tuổi về hưu nói cho ông chủ thầu biết những dự tính của mình trong thời gian sắp tới.
Bác sẽ xin nghỉ hưu để vui hưởng tuổi già với con cháu. Bác biết rằng nếu nghỉ việc thì tài chính của gia đình sẽ có phần nào thiếu hụt nhưng bác tin rồi đây gia đình sẽ có cách xoay xở được.
Ông chủ thầu tỏ ra tiếc khi thấy người thợ lành nghề xin thôi việc. Ông ta đề nghị bác cố xây giúp cho hãng thêm một ngôi nhà nữa rồi nghỉ coi như là vì ông. Bác thợ đồng ý làm nhưng ai cũng hiểu rằng bác miễn cưỡng nhận lời chứ không thực lòng muốn nhận công việc này.
Bác ta gọi đại một nhóm thợ có tay nghề kém và mua những loại vật tư chất lượng kém để xây dựng căn nhà ấy. Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ thầu đến tiếp nhận công trình và trao vào tay bác chiếc chìa khóa nhà. Ông nói với bác: "Đây là nhà của anh. Tôi biếu anh món quà này để cảm ơn anh đã làm việc cho công ty bấy lâu nay".
 Chúng ta thì có khác gì bác thợ ấy. Chúng ta xây dựng cuộc đời mình một cách cẩu thả, tùy tiện với tâm lý đối phó thay vì tích cực và chủ động làm cho nó thật tốt đẹp. Ở một vài thời điểm quan trọng trong cuộc đời mình, chúng ta không hề dốc sức lực để thực hiện mọi việc cho thật tốt. Thế rồi khi trông thấy tình trạng tồi tệ và nhận ra rằng mình đang sống trong căn nhà do chính tay ta dựng nên thì chúng ta cảm thấy bị sốc. Giá như được biết trước, hẳn chúng ta đã hành động khác đi.
Hãy hình dung mình là bác thợ mộc, còn cuộc đời chúng ta chính là ngôi nhà. Mỗi ngày bạn đóng đinh, lát sàn hoặc xây tường, bạn hãy xây nhà mình một cách khôn ngoan. Bạn chỉ có một cuộc đời mà thôi. Ngay cả trong trường hợp bạn chỉ còn sống một ngày, ngày sống đó cũng đáng để bạn sống sao cho tử tế và có tư cách.
Tấm bảng gắn trên tường ghi rằng: "Sống là thực hiện một kế hoạch do chính mình vạch ra". Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những chọn lựa của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay.

Những vết đinh

Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: "Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ".
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: "Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào".
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: "Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi.
Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha...".

CHIẾC BAO GIẬN HỜN

Một hôm thầy giáo của chúng tôi bảo mỗi người mang theo một bao khoai tây vào lớp. Thầy dặn chúng tôi ghi tên những người mà cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa tha thứ được lên các củ khoai, mỗi người tương xứng với một củ. Khi cho khoai vào bao, chúng tôi nhận thấy một số bao rất nặng nề.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi mang bao này theo mình trong vòng một tuần. Khi thì đặt nó bên cạnh giường ngủ, trên ghế xe hơi lúc lái xe, khi thì đặt bên bàn làm việc. Sự phiền toái vì lúc nào cũng có một bao khoai kè kè bên mình đã giúp chúng tôi nhận thấy gánh nặng tinh thần to lớn mà mình đang phải mang theo. Hơn nữa, chúng tôi còn phải luôn để mắt đến nó để không bỏ quên và cứ phải đặt nó ở những nơi thật dễ thấy khiến cho chúng tôi bị bẽ mặt. Dĩ nhiên sau một thời gian những củ khoai tây trong bao dần dần bị hư thối hoàn toàn.
Thấy đã muốn chỉ cho chúng tôi thấy cái giá mà chúng ta phải trả khi luôn cất giữ bên mình những nỗi giận hờn, phiền muộn và bi quan. Chúng ta thường nghĩ rằng sự tha thứ là một món quà ta dành cho người khác, nhưng thực chất đó chính là món quà dành cho bản thân chúng ta.
Từ đó về sau, mỗi khi cương quyết không tha thứ cho một ai, chúng tôi luôn nhớ đến bài học này của thầy và tự hỏi liệu túi khoai tây thối của chúng tôi đã đủ nặng hay chưa.

MẢNH GƯƠNG

"Thưa thầy Papaderos, em muốn biết ý nghĩa của cuộc sống là gì ạ?"

Câu hỏi của tôi gây nên một tràng cười chế nhạo trong lớp. Dường như đó không phải là một dề tài thích hợp cho một cậu học trò 13 tuổi như tôi.

Thầy Papaderos giơ tay ra hiệu cho cả lớp yên lặng. Sau khi quan sát tôi một hồi lâu với vẻ thăm dò, và đọc được từ trong ánh mắt tôi sự nghiêm túc hoàn toàn đối với câu hỏi của mình, thầy Papaderos quyết định: "Tôi sẽ trả lời câu hỏi của em".

Đoạn thầy rút ra từ túi quần một chiếc bóp da. Từ trong chiếc bóp da ấy, thầy lấy ra một mảnh gương tròn bé xíu.

Thầy giải thích: "Ngày ấy thầy còn nhỏ, đang thời chiến tranh, gia đình thầy rất nghèo túng, sống kham khổ tại một ngôi làng hẻo lánh. Một ngày nọ, thầy tìm thấy trên đường những mảnh vỡ của một tấm gương chiếu hậu từ chiếc xe máy của quân Đức đã bị phá hủy ngay tại đó.

Thầy đã cố tìm cho đủ tất cả các mảnh vỡ và dán chúng lại với nhau. Nhưng làm mãi không được, thầy đành chỉ giữ lại mảnh gương to nhất. Rồi thầy mài tròn nó. Đây, chính mảnh gương này. Từ đó, thầy mải mê dùng nó để phản chiếu ánh sáng vào những nơi mặt trời chưa hề soi tới, những lỗ sâu, khe đứt, những góc tối. Cứ thế, đưa ánh sáng đến những nơi khó đến nhất đã trở thành một trò chơi đầy thú vị của thầy.

Suốt thời niên thiếu, vào những lúc nhàn rỗi thầy thường lấy mảnh gương ra và tiếp tục trò chơi đầy thách thức. Nhưng khi thực sự trưởng thành, thầy nhận ra đó chẳng đơn thuần là một trò chơi trẻ con mà là cả một ẩn dụ về những gì thầy có thể làm với cuộc đời mình. Thầy dần hiểu ra bản thân thầy không phải là nguồn sáng, nhưng chỉ cần thầy sẵn lòng làm một mảnh gương phản chiếu, thì ánh sáng của chân lý, tri thức và sự hiểu biết sẽ soi rọi đến nhiều chốn tối tăm.

Thầy là một mảnh nhỏ của một chiếc gương mà hình dạng trọn vẹn của nó ra sao bản thân thầy không hề rõ. Tuy nhiên, với những gì thầy có, thầy có thể phản chiếu ánh sáng vào những nơi tăm tối của thế gian, vào những nơi sâu thẳm của tâm hồn con người và làm thay đổi chút gì trong họ. Có lẽ người khác cũng hiểu và cũng đang làm điều tương tự. Đối với thầy, đó chính là ý nghĩa của cuộc sống và là những gì thầy đang làm."

CHO VÀ NHẬN

Một giáo viên công lập đã soi rọi cho tôi hiểu rõ ý nghĩa của cho và nhận.
Rõ ràng là cô nhận ra một điều gì đó qua cách tôi cầm sách để đọc trong lớp và đưa tôi đến phòng nhãn khoa khám mắt. Cô không đưa tôi đến một bệnh viện, cô đưa đến với một bác sĩ nhãn khoa mà cô quen biết, không phải đưa tôi đi như làm công tác từ thiện mà với tư cách là một người bạn của tôi.

Thực ra, tôi quá ngỡ ngàng trước hành động của cô đến nỗi không ý thức được gì về tình trạng của tôi cho đến ngày cô trao cho tôi một cặp kiếng sau giờ học. Vì gia đình tôi nghèo, nên tôi rất bối rối :

« Em không thể nhận đâu, em không có tiền trả ».

Cô kể tôi nghe một câu chuyện : «Khi cô còn bé, một người láng giềng đã mua cho cô một cặp kiếng đeo mắt. Bà ấy nói rằng một ngày nào đó cô sẽ phải trả lại tiền cho cặp kiếng ấy bằng cách mua một cặp cho một em gái khác. Đấy, em thấy không, cặp kiếng này đã trả tiền xong, trước khi em ra đời.»

Rồi cô nói một lời ưu ái nhất mà chưa ai nói với tôi lần nào :

« Một ngày nào đó, em sẽ mua một cặp kiếng cho một em gái khác ».

Cô xem tôi là một người sẽ biết cho. Cô trao cho tôi một trách nhiệm. Cô tin tưởng rằng tôi rằng có ngày tôi sẽ tặng người lại người khác một cái gì đó. Cô đón nhận tôi như một thành viên trong cùng thế giới mà cô đang sống.

Tôi đã bước ra khỏi lớp, tay nắm chặt cặp kiếng, không như là một món quà từ thiện, nhưng là một bức thư sai đi thi hành sứ mệnh của mình…

Cho và nhận

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta

Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".